BÁO CÁO XÂY DỰNG QUY ĐỊNH VỀ MỨC HAO HỤT, BẢO QUẢN DẦU THÔ DỰ TRỮ QUỐC GIA TRONG KHO NỔI
Dầu thô cũng như các sản phẩm xăng dầu là mặt hàng mang tính nhạy cảm cao, đã và đang được xem như mặt hàng mang tính chiến lược của Việt Nam. Mặc dù đã là nước có nguồn tài nguyên dầu khí, lại đã và đang có các Nhà máy lọc dầu (NMLD) song với sự tăng trưởng về nhu cầu thì Việt Nam
vẫn sẽ phải nhập khẩu với số lượng lớn dầu thô (cung cấp cho các NMLD) và sản phẩm xăng dầu (bổ sung cho thị trường nội địa). Điều đó cho thấy sự phụ thuộc của Việt Nam vào thị trường dầu mỏ thế giới vẫn còn rất lớn. Với thực tế đó, Chính phủ đã có chủ trương thực hiện dự trữ quốc gia
(DTQG) dầu thô (thể hiện tại Quy hoạch phát triển hệ thống dự trữ dầu thô quốc gia đến 2025 và tầm nhìn đến 2035 ban hành kèm theo Quyết định số 1139/QĐ-TTg ngày 31/07/2009). Thực tế, trong xu thế diễn biến phức tạp của thị trường dầu thô thế giới (sự bất ổn về chính trị tại Trung Đông, Nga; giá đầu diễn biến phức tạp…) nên để giảm thiểu thiệt hại cho nền kinh tế trong các tình huống thiếu hụt nguồn cung dầu thô, từ năm 2014 Chính phủ đã chỉ đạo các bộ ngành liên quan nghiên cứu đề xuất các Phương án dự trữ với định hướng triển khai sớm hoạt động dự trữ quốc gia (DTQG) dầu thô.

Theo đó, liên Bộ Công thương, Bộ Tài chính đã có Phương án đề xuất lên Chính phủ là dự kiến bắt đầu thực hiện dự trữ từ năm 2016-2017 dưới dạng thuê kho của NMLD Dung Quất. Dầu thô là một loại hydrocarbon có độ bám dính rất cao nên luôn bám dính vào thành tàu, đường ống, bồn hoặc bể chứa và các thiết bị đi kèm khác trong quá trình vận chuyển, nhập, xuất và tồn chứa, do vậy, sẽ luôn phát sinh hao hụt dầu thô qua các công đoạn này. Vì giá dầu thô rất cao (thường trong khoảng 60-100USD/thùng) nên việc quản lý hao hụt dầu thô luôn được các nhà quản lý quan tâm sát sao (xây dựng định mức hao hụt, áp dụng các giải pháp để kiểm soát và giảm thiểu hao hụt) Với hệ thống dự trữ dầu thô quốc gia, việc nghiên cứu đón đầu, chuẩn bị các công cụ quản lý cần thiết, trong đó có các định mức về hao hụt dầu thô trong quá trình xuất, nhập, vận chuyển và tồn chứa/bảo quản trong kho là công việc cần phải thực hiện sớm, trước khi bắt đầu thực hiện dự trữ. Do đó, Bộ Công thương đã giao cho Viện Dầu khí Việt Nam thực hiện nghiên cứu “Xây dựng quy định về mức hao hụt bảo quản dầu thô dự trữ quốc gia trong kho nổi” theo Hợp đồng số 17.15/HĐ-KHCN/NSCl

Để xem hết nội dung, vui lòng liên hệ
🏃 Mọi mong muốn của bạn đều được lắng nghe.
📲 Hotline/zalo: 0974.424.454
📧 Email: trandinhdung11279@gmail.com
[contact-form-7 id="340" title="Hỗ trợ giải đáp"]

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *