Tiêu chuẩn FSSC 22000 Ver 5.1 – Các yêu cầu bổ sung cho hệ thống quản lý An toàn thực phẩm, được ban hành vào ngày 3/11/2020 và đã đã chính thức được áp dụng vào đầu tháng 4/2021. Trước đó, từ ngày 01/01/2020 đến ngày 31/12/2020 các doanh nghiệp đăng ký chứng nhận FSSC 22000 sẽ được chứng nhận và đánh giá theo FSSC 22000 Version 5.

FSSC là gì?

FSSC viết tắt tên của Tổ chức chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (Food Safety System Certification) có trụ sở tại Hà Lan. FSSC 22000 là tiêu chuẩn an toàn thực phẩm được chấp thuận bởi Sáng kiến ​​An toàn Thực phẩm Toàn cầu GFSI (Global food safety initiative) dựa trên ISO 22000. Được yêu cầu bởi các nhà bán lẻ thực phẩm hàng đầu thế giới, chứng nhận FSSC 2000 giúp tăng cường khả năng tiếp cận thị trường toàn cầu.

 Tiêu chuẩn FSSC 22000 Version 5.1 bao gồm:

  • Kết hợp yêu cầu đo điểm chuẩn của GFSI (Version 2020.1)
  • Tăng cường củng cố quy trình cấp phép và Chương trình toàn vẹn.
  • Cải tiến các thay đổi nhỏ hoặc các sửa đổi từ FSSC Version 5.

Tiêu chuẩn FSSC 22000 Version 5.1

Như vậy, ngày cuối cùng để đánh giá FSSC 22000 Version 5 là ngày 31/03/2021. Đánh giá nâng cấp lên FSSC 22000 Version 5.1 sẽ diễn ra từ ngày 01/04/2021 đến ngày 31/03/2022.

Tiêu chuẩn FSSC 22000 là gì?

  • FSSC (viết tắt Food Safety System Certification) là Tổ chức chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm, có trụ sở tại Hà Lan.
  • FSSC 22000 là một cơ chế chứng nhận của Hiệp hội Chứng nhận An toàn Thực phẩm đối với các đơn vị sản xuất và chế biến thực phẩm trong toàn bộ chuỗi cung ứng thực phẩm.
  • Tiêu chuẩn FSSC 22000 được xem là tiêu chuẩn được thừa nhận tương đương và có thể thay thế cho các tiêu chuẩn được công nhân trước đây bởi GFSI (The Global Food Safety Initiative – Sáng kiến An toàn thực phẩm Toàn cầu) như BRC, GlobalGAP GMP,…
  • Hiệp hội Chứng nhận ATTP đã kết hợp hai tiêu chuẩn ISO 22000và PAS 220 + các yêu cầu bổ sung thành tiêu chuẩn FSSC 22000 (Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm) và hoàn toàn được công nhận bởi tổ chức GFSI.

Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm FSSC 22000 cung cấp một khuôn khổ cho việc quản lý hiệu quả trách nhiệm về chất lượng và an toàn thực phẩm của bạn. Nó thể hiện một công ty đã có một hệ thống mạnh mẽ và hiệu quả quản lý an toàn thực phẩm đủ để đáp ứng các yêu cầu của nhà quản lý, các khách hàng kinh doanh thực phẩm và người tiêu dùng.

Cập nhật những thay đổi mới của FSSC 22000 Version 5.1

Dưới đây, chúng tôi sẽ liệt kê những nội dung được yêu cầu bổ sung cập nhật mới trong Version 5.1

1. Quản lý dịch vụ và mua nguyên vật liệu

Bổ sung 3 yêu cầu mới:

  • Đối với các loại chuỗi thực phẩm C, D, I, G và K, yêu cầu bổ sung được áp dụng cho ISO 22000: 2018

Tổ chức phải có thủ tục dạng văn bản để mua sắm trong trường hợp khẩn cấp để đảm bảo rằng sản phẩm vẫn phù hợp với các yêu cầu cụ thể và nhà cung cấp đã được đánh giá.

  • Tổ chức phải có chính sách đối với thu mua động vật, thủy sản có các chất cấm phải kiểm soát (ví dụ dược phẩm, thuốc thú y, kim loại nặng và thuốc trừ sâu);
  • Đối với các nhóm C, D, I, G và K, yêu cầu bổ sung áp dụng cho ISO / TS 22002-1; ISO / TS 22002-4 và ISO / TS 22002-5:

Tổ chức phải thiết lập, thực hiện và duy trì quá trình xem xét tiêu chuẩn sản phẩm để đảm bảo tiếp tục tuân thủ các yêu cầu của an toàn thực phẩm, luật định và khách hàng.

2. Ghi nhãn sản phẩm

  • Tổ chức phải đảm bảo rằng sản phẩm được dán nhãn theo tất cả các yêu cầu luật định và quy định hiện hành bao gồm chất gây dị ứng và các yêu cầu cụ thể của khách hàng.
  • Khi sản phẩm không được dán nhãn, tất cả thông tin sản phẩm có liên quan sẽ được cung cấp để đảm bảo việc sử dụng an toàn thực phẩm của khách hàng hoặc người tiêu dùng.

3. Lưu trữ và bảo quản kho

  • Tổ chức phải thiết lập, thực hiện và duy trì một thủ tục và quy định hệ thống luân chuyển trong kho bao gồm các nguyên tắc FEFO kết hợp với các yêu cầu FIFO.
  • Ngoài những yêu cầu cũ, tổ chức phải quy định các yêu cầu về xác định thời gian và nhiệt độ sau giết mổ liên quan đến làm lạnh hoặc đóng băng sản phẩm.

4. Kiểm soát mối nguy và các biện pháp phòng ngừa nhiễm chéo

a) Đối với nhóm I, yêu cầu bổ sung áp dụng cho ISO 22000: 2018

Tổ chức phải đưa ra các yêu cầu cụ thể trong trường hợp đóng gói được sử dụng để truyền hoặc cung cấp một chức năng có ảnh hưởng đến thực phẩm (ví dụ như kéo dài thời hạn sử dụng).

b) Đối với nhóm CI của chuỗi thực phẩm, yêu cầu sau áp dụng ngoài ISO / TS 22002-1: 2009

Tổ chức phải có các yêu cầu cụ thể đối với quá trình kiểm tra tại nơi nhốt để đảm bảo động vật phù hợp với con người.

5. Xác nhận chương trình tiên quyết – PRP (Nhóm C, D, G, I & K) 

     Đối với nhóm C, D, G, I và K, yêu cầu bổ sung áp dụng cho ISO22000: 2018

Tổ chức phải thiết lập, thực hiện và duy trì thói quen (ví dụ hàng tháng) kiểm tra nhà máy / kiểm tra PRP để xác minh rằng nhà máy (bên trong và bên ngoài), môi trường sản xuất và thiết bị chế biến được duy trì trong một điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm. Tần suất và nội dung kiểm tra nhà máy/kiểm tra PRP phải dựa trên rủi ro với các tiêu chí lấy mẫu xác định và được liên kết với đặc điểm kỹ thuật liên quan.

6. Phát triển sản phẩm mới (Nhóm C, D, E, F, I & K)

Một quy trình thiết kế và phát triển sản phẩm phải được thiết lập, thực hiện và duy trì đối với các sản phẩm mới và các thay đổi đối với sản phẩm hoặc quy trình sản xuất để đảm bảo an toàn và hợp pháp với sản phẩm được sản xuất. Điều này sẽ bao gồm những yêu cầu sau:

    a) Đánh giá tác động của sự thay đổi đối với hệ thống an toàn thực phẩm (FSMS) có tính đến bất kỳ thực phẩm mới nào các mối nguy an toàn (bao gồm các chất gây dị ứng) được giới thiệu và cập nhật phân tích mối nguy cho phù hợp.

   b) Xem xét tác động đến quy trình đối với sản phẩm mới và sản phẩm hiện có.

   c) Nguồn lực và nhu cầu đào tạo.

   d) Các yêu cầu về thiết bị và bảo trì.

   e) Sự cần thiết phải tiến hành sản xuất và thử nghiệm thời hạn sử dụng để xác nhận công thức sản phẩm và các quy trình có khả năng tạo ra một sản phẩm an toàn và đáp ứng các yêu cầu của khách hàng.

7. Tình trạng sức khoẻ (Nhóm D) 

  • Tổ chức phải có một thủ tục để đảm bảo rằng sức khỏe của nhân viên không có ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất thức ăn chăn nuôi.
  • Nhân viên phải trải qua một cuộc khám sức khỏe sàng lọc trước khi làm việc trong các hoạt động tiếp xúc với các hoạt động chăn nuôi, trừ khi các mối nguy hoặc y tế được ghi nhận đánh giá chỉ ra khác. Kiểm tra y tế bổ sung, nếu được phép, sẽ được được thực hiện theo yêu cầu và theo khoảng thời gian do tổ chức xác định.

Tham khảo thông tin về FSSC, quý bạn đọc xem link liên kết sau:

ISO 9001: 2015, quản lý chất lượng – Các yêu cầu chung

ISO 22000: 2018 Hệ thống quản lý ATTP–Các yêu cầu đối với các tổ chức trong chuỗi thực phẩm

ISO /TS 22002-x Các chương trình tiên quyết  (PRP) về an toàn thực phẩm

PAS 221: 2013 Chương trình tiên quyết (PRP)

FSSC 22000 phiên bản V, bản tiếng anh full 

FSSC 22000 phiên bản V bản dịch tiếng việt, phần 2

FSSC 22000 phiên bản 5.2  full tại đây

 

Để tư vấn, đào tạo, xây dựng quy trình, hỗ trợ đánh giá, chứng nhận, quý khách liên hệ với chúng tôi.

Zalo: 0974.424.454 – Email:  trandinhdung11279@gmail.com

[contact-form-7 id="340" title="Hỗ trợ giải đáp"]

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *