1. Tổng quan về Dược điển Việt Nam
Dược điển, tên quốc tế là Pharmacopoeia, có nguồn gốc từ tiếng Hy lạp, dịch ra tiếng Anh là “drug making”. Ngày nay dược điển được định nghĩa là bộ tập hợp các tiêu chuẩn về chất lượng thuốc, do các cơ quan có thẩm quyền của quốc gia hay khu vực ban hành và được áp dụng tại quốc gia hay khu vực đó.
Theo báo cáo của tổ chức y tế thế giới, có khoảng 140 quốc gia có sử dụng dược điển. Có 55 nước, 1 tổ chức quốc tế (WHO), 2 vùng lãnh thổ (châu Âu, châu Phi) có Hội đồng Dược điển nhưng chỉ có khoảng gần 40 nước, tổ chức và vùng lãnh thổ xuất bản Dược điển.
Hội đồng Dược điển Việt Nam được thành lập ngày 19/7/1963 theo Thông tư 19/BYT/TT với nhiệm vụ tổ chức xây dựng, biên soạn bộ Tiêu chuẩn Nhà nước về thuốc (Dược điển Việt Nam – DĐVN). Hội đồng tập hợp các nhà khoa học, các chuyên gia đầu nghành Dược, các nhà quản lý và đại diện các nhà sản xuất cùng đóng góp trí tuệ, công sức để xây dựng nên Bộ tiêu chuẩn quốc gia về thuốc đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý, kiểm tra, giám sát chất lượng thuốc; đảm bảo và nâng cao chất lượng thuốc phục vụ sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.
Từ ấn bản đầu tiên vào năm 1971, đến nay Hội đồng Dược điển Việt Nam đã năm lần xuất bản Dược điển với chất lượng và số lượng qua mỗi lần xuất bản ngày càng nâng cao để đáp ứng với sự phát triển của ngành Dược Việt Nam và theo kịp với xu hướng hội nhập của thế giới.
Các lần xuất bản dược điển:
Dược điển Việt Nam lần xuất bản thứ nhất: Tập 1 năm 1971, Bản bổ sung 1977, Tập 2 năm 1984.
Dược điển Việt Nam lần xuất bản thứ hai: Tập 1 năm 1990, Tập 2 năm 1991, Tập 3 năm 1994.
Dược điển Việt Nam lần xuất bản thứ ba 2002, Bản tiếng Anh DĐVN III, 2005, Bản bổ sung Dược điển VN III 2006.
Dược điển Việt Nam lần xuất bản thứ tư 2009, Bản tiếng Anh DĐVNIV 2010, Bản bổ sung Dược điển VN IV 2015.
Dược điển Việt Nam lần xuất bản thứ năm 2017, Bản tiếng Anh DĐVN V năm 2019
Ngày 28 tháng 11 năm 2017, Bộ trường Bộ Y tế đã kỷ Quyết định số 5358/QĐ-BYT về việc ban hành Dược điển Việt nam V, Quyết định có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2018.
Dược điển Việt Nam 5 có số chuyên luận tăng vượt bậc với 1519 chuyên luận, trong đó có 485 nguyên liệu hóa dược, 385 thành phẩm hóa dược, 372 dược liệu và thuốc từ dược liệu, 41 vắc xin và sinh phẩm y tế, 8 bao bì và nguyên liệu sản xuất bao bì cấp 1, 138 phổ hồng ngoại chuẩn, 228 chuyên mục chung và trên 650 hóa chất, thuốc thử. Với nội dung tăng lên tương đương với khoảng 2200 trang sách, Dược điển Việt Nam V được in thành hai tập, tập 1 gồm nguyên liệu hóa dược và thành phẩm hóa dược, tập 2 gồm dược liệu, thuốc từ dược liệu, vắc xin, sinh pham và các phụ lục.
3. Tra cứu Dược điển Việt Nam 4,5 và tính năng sử dụng
3.1 Dược điển Việt Nam 4
Hiện nay, tra cứu Dược điển 4 vẫn hữu dụng vì sử dung bản cài đặt phần mềm DĐVN 4 offline rất tiện dụng, nhanh, sao chép, copy paste, chỉnh sửa dễ dàng. Việc tra cứu các thông tin trong dược điển Việt Nam 4 phần Phụ lục không thay đổi nhiều so với bản DĐVN 5, chỉ cần người sử dụng Dược điển Việt Nam 4 đối chiếu với DĐVN 5 và note vào để lần sau sử dụng, cái nào giống thì sử dụng luôn cho lần sau.
3.2 Dược điển Việt Nam 5
Dược điển Việt Nam 5 gồm 2 tập
Đây là bản tìm kiếm (search) được (xem video bên dưới), Bạn đọc download đầy đủ tại đây:
Tham khảo thêm các bài viết về Thử nghiệm trên website: https://trithucso.vn/kiem-nghiem/
Nếu cần thông tin trao đổi thêm, bạn đọc vui lòng gửi bình luận hay mail: trandinhdung11279@gmail.com