THIẾT KẾ THIẾT BỊ SẤY BĂNG TẢI ĐỂ SẤY CHÈ VỚI NĂNG SUẤT 1400 TẤN NĂM 

                 PHẦN 1 :  MỞ ĐẦU

  1.1 Lời mở đầu

      Trong ngành công nghiệp nói chung thì việc bảo quản chất lương sản phẩm là rất quan trọng. Để chất lượng sản phẩm được tốt ta phải tiến hành sấy để tách ẩm. Vật liệu sau khi sấy có khối lượng giảm do đó giảm công chuyên chở, độ bền tăng lên, chất lượng sản phẩm được nâng cao, thời gian bảo quản kéo dài,….

      Quá trình làm bốc hơi nước ra khỏi vật liệu bằng nhiệt gọi là quá trình sấy. Người ta phân biệt sấy ra làm hai loại: Sấy tự nhiên và sấy nhân tạo

     Sấy tự nhien dùng năng lượng mặt trời để làm bay hơi nước trong vật liệu nên đơn giản, ít tốn kém tuy nhiên khó điều chỉnh được quá trình sấy và vật liệu sau khi sấy vẫn còn độ ẩm cao. Trong công nghiệp hoá chất, công nghiệp chế biến nông sản,.. người ta thường dùng sấy nhân tạo, tức là phải cung cấp nhiệt cho vật liệu ẩm. Phương pháp cun cấp nhiệt có thể bằng dẫn nhiệt, đối lưu, bức xạ hoặc bằng năng lượng điện trường có tần số cao

     Đối với nước ta là nước nhiệt đới nóng ẩm, do đó việc nghiên cứu sấy để hế biến thực phẩm khô và làm khô nông sản có ý nghĩa rất đặc biệt. Kết hợp phơi sấy nhằm tiết kiệm năng lượng, nghiên cứu những công nghệ sấy và các thiết bị sấy phù hợp cho từng loại thực phẩm, nông sản phù hợp với điều kiện khí hậu và thực tiễn nước ta. Từ đó tạo ra hàng hoá phong phú có chất lượng cao phục vụ cho xuất khẩu và tiêu dùng trong nước

1.2   BIỆN LUẬN ĐỀ TÀI

      Để thực hiện quá trình sấy, người ta sử dụng một hệ thống gồm nhiều thiết bị như: thiết bị sấy ( buồng sấy, hầm sấy, thiết bị sấy kiểu băng tải, máy sấy thùng quay, sấy phun, sấy tầng sôi, máy sấy trục … ), thiãút bị đốt nóng tác nhân, quạt, bơm và một số thiết bị phụ khác, …                

      Trong đồ án này em sẽ tính toán và thiết kế thiết bị sấy kiểu băng tải. Thiết bị sấy loại này thường được dùng để sấy các loại rau quả, ngũ cốc, các loại nông sản khác, sấy một số sảm phẩm hoá học … Trong đồ án của mình em sử dụng vật liệu sấy là chè với tác nhân sấy là hỗn hợp không khí nóng.

       Chè là một cây công nghiệp lâu năm, thích hợp nhất đối với khí hậu nhiệt đới. Chè không đơn thuần chỉ là thứ cây được dùng để “giải khát” mà đã trở thành một sản phẩm có nhiều công dụng. Chế biến chè không chỉ cung cấp phục vụ nhu cầu trong nước mà còn để xuất khẩu, yêu cầu về đầu tư thiết bị ít tốn kém hơn các loại nông sản khác.

     Trong công nghệ sản xuất chè thì sấy chè là một khâu rất quan trọng. Chè sau khi  thu hoạch qua chế biến sẽ được sấy khô. Sau khi sấy chè phải đạt được độ tơi, độ khô nhất định theo yêu cầu để đảm bảo chất lượng và tăng thời gian bảo quản.

      Với các yêu cầu về hình thức, vệ sinh và chất lượng sản phẩm người ta sử dụng thiết bị sấy kiểu băng tải với nhiều băng tải làm việc liên tục với tác nhân sấy là không khí nóng có tuần hoàn một phần khí thải.

      Vật liệu sấy được cung cấp nhiệt bằng phương pháp đối lưu. Ưu điểm của phương thức sấy này là thiết bị đơn giản, rẻ tiền, sản phẩm được sấy đều, do có tuần hoàn một phần khí thải nên dễ dàng điều chỉnh độ ẩm của tác nhân sấy, tốc độ của không khí đi qua phòng sấy lớn, năng suất khá cao, hiệu quả

PHẦN 2 SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ VÀ THUYẾT MINH

 2.1.  SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ CỦA QUÁ TRÌNH

Với các thiết bị và phương thức sấy như đã chọn, ta có sơ đồ công nghệ của quá trình sấy chè như sau :

 2.2  THUYẾT MINH LƯU TRÌNH

      Do yêu cầu về độ khô của chè nên dùng tác nhân sấy là hỗn hợp không khí nóng.

     Không khí ban đầu được đưa vào calorife, ở đây không khí nhận nhiệt gián tiếp từ hơi nước bão hoà qua thành ống trao đổi nhiệt. Hơi nước đi trong ống, không khí đi ngoài ống. Tại calorife, sau khi nhận được nhiệt độ sấy cần thiết không khí nóng đi vào phòng sấy tiếp xúc với vật liệu sấy (chè) cấp nhiệt cho hơi nước trong chè bốc hơi ra ngoài.

     Trong quá trình sấy, không khí chuyển động với vận tốc lớn nên có một phần chè sẽ bị kéo theo không khí ra khỏi phòng sấy. Để thu hồi khí thải và chè người ta đặt ở đường ống ra của không khí nóng một cyclon. Khí thải sau khi ra khỏi phòng sấy đi vào cyclon để tách chè cuốn theo và làm sạch. Sau đó một phần khí thải được quạt hút ra đường ống dẫn khí để thải ra ngoài không khí. Một phần khí cho tuần hoàn trở lại trộn lẫn với không khí mới tạo thành hỗn hợp khí được quạt đẩy đẩy vào calorife. Hỗn hợp khí này được nâng nhiệt độ đến nhiệt độ cần thiết rồi vào phòng sấy tiếp tục thực hiện quá trình sấy. Quá trình sấy lại được tiếp tục diễn ra.

      Vật liệu sấy ban đầu có độ ẩm lớn được đưa vào phòng sấy đi qua các băng tải nhåì thiết bị hướng vật liệu. Vật liệu sấy chuyển động trên băng tải ngược chiều với ciều chuyển động của không khí nóng và nhận nhiệt trực tiếp từ hỗn hợp không khí nóng thực hiện quá trình tách ẩm.

        Vật liệu khô sau khi sấy được cho vào máng và được lấy ra ngoài.

PHÂN 3. CÂN BẰNG VẬT CHẤT

Để xem hết nội dung Đồ án: THIẾT KẾ THIẾT BỊ SẤY BĂNG TẢI ĐỂ SẤY CHÈ VỚI NĂNG SUẤT 1400 TẤN /NĂM  bạn đọc gửi yêu cầu cho chúng tôi vào Zalo:0974.424.454

[contact-form-7 id="340" title="Hỗ trợ giải đáp"]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *